Quy định pháp luật về Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác

Hiện nay, hiện tượng xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của người khác đang xảy ra rất phổ biến. Nhưng uy tín, danh dự hay nhân phẩm rất khó đo lường hoặc định lượng được. Vậy, một hành vi như thế nào bị coi là vi phạm pháp luật hành chính, hình sự về yếu tố xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác? Cùng Luật sư của Phúc Đức Law phân tích các quy định dưới đây.

Căn cứ Điều 34 Bộ luật dân sự năm 2015

Điều 34. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín

1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

2. Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.

Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

3. Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.

4. Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.

5. Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.

Theo quy định tại Ðiều 584 Bộ luật Dân sự có quy định:

“Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”

Như vậy khi nhận thấy danh dự nhân phẩm của mình bị xâm phạm bạn có quyền khởi kiện dân sự có kèm nghĩa vụ chứng minh để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình đồng thời yêu cầu người gây ra thiệt hại phải bồi thường.

Theo thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi thì hành vi của người đó chưa đủ để cấu thành bất cứ tội nào liên quan đến xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.

Đối với tội phạm quy định tại Điều 155 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 có quy định:

Điều 155. Tội làm nhục người khác

“1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.”

Trong cuộc sống hằng ngày thường xảy ra nhiều hành vi có tính chất làm nhục người khác nhưng chỉ coi là tội làm nhục người khác khi hành vi đó xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của nạn nhân.

Nếu chỉ là những lời lẽ hành động có tính chất thiếu văn hóa như đổ nước bẩn vào nhau, trong quán nhậu xảy ra mâu thuẫn dẫn tới hắt bia rượu vào mặt nhau hay chửi tục xúc phạm nhau ở đám đông thì không phải là tội phạm, mà tùy trường hợp cụ thể có thể bị xử phạt hành chính.

Việc xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác là làm tổn thương nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của người khác. Việc đánh giá mức độ xúc phạm có nghiêm trọng hay không phải căn cứ vào thái độ, nhận thức của người phạm tội; cường độ và thời gian kéo dài của hành vi xúc phạm; vị trí và môi trường xung quanh; vị trí, vai trò, uy tín của người bị hại trong gia đình, tổ chức hoặc trong xã hội, dư luận xã hội; môi trường diễn ra hành vi xúc phạm, sự tác động cụ thể đối với người bị hại (bị ảnh hưởng về tâm lý ),..

Để cấu thành tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 nêu trên thì cần căn cứ vào nhiều yếu tố đối với người thực hiện hành vi.

Tuy nhiên, đối với một số hành vi mang tính xúc phạm có thể bị xử phạt hành chính, nếu đủ cơ sở chứng minh, tùy theo mức độ, hành vi của người đó có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình như sau:

Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;”

Như vậy, trong trường hợp có người xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của người khác thì phải xem xét các yếu tố của hành vi, mức độ gây tổn thương đến người khác như thế nào để có căn cứ và cơ sở xác định quy định pháp luật xử lý đối với hành vi đó.

Để biết thêm chi tiết và được hỗ trợ cụ thể, vui lòng liên hệ đội ngũ Luật sư của chúng tôi 0909.008.306

984 thoughts on “Quy định pháp luật về Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác

  1. 註冊 says:

    I don’t think the title of your article matches the content lol. Just kidding, mainly because I had some doubts after reading the article.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *